“Có nghĩa là khi mình không biết thì cũng ko được hỏi và phải GIẢ VỜ biết à?”
Nội dung bài trước chỉ gồm 2 ý:
1. Trước khi hỏi phải TỰ TRA
2. Phải chuẩn bị các thông tin liên quan
Với cách làm việc này thì sếp người gì cũng áp dụng chứ ko riêng gì người Nhật vì nó thể hiện sự KÍNH NGHIỆP và TỰ CHỦ trong công việc, trong cuộc sống.
Bài viết KHÔNG hề đề cập đến chuyện ko biết mà phải GIẢ VỜ.
Nhân dịp bạn nam đó hiểu sai, mình viết bài này để đề cập đến 3 cái ĐỪNG khi giao tiếp với người Nhật
**Các bạn có thể đọc loạt bài khác về công cụ giúp nâng cao kĩ năng của mình bên dưới**
1. ĐỪNG GIẢ VỜ HIỂU: Lí do:
Người Nhật rất ghét sự THIẾU trung thực.
Làm việc trong lúc không hiểu đúng chỉ thị sẽ dẫn đến sai sót, nếu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc, doanh thu v.v… Nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến an toàn của bản thân.
Cách ứng xử
Nếu bạn thực sự hiểu thì xác nhận lại ý của người ta nói rồi thêm vô chữ ね
Nếu bạn KO hiểu thì cứ mạnh dạn nói là KO HIỂU
VD:
Người Nhật: アンくん、このバケツを洗って、5リットルの水を入れてから、持ってきてくれる?
(An san, rửa cái thùng này, cho 5 lít nước vô rồi đem về đây cho tôi nha?)
Hiểu:
Xác nhận trước
đúng với ý của người Nhật thì làm, ko đúng thì phải nghe lại cho đúng, mới làm
An: 洗って、5リットルの水を入れてから、持ってくるね
Người Nhật: はい
An: わかりました
Không hiểu:
An: よくわかりませんがゆっくりでお願いします Hoặc もう一度お願いします
Lúc đó ráng nghe cho được.
Nghe xong phải xác nhận lại như trên, hiểu đúng mới làm.
VD đưa ra chỉ là trường hợp đơn giản trong thao tác, tuy nhiên có thể áp dụng tất cả các trường hợp khi nhận mệnh lệnh, nghe số điện thoại, địa chỉ
Rất nhiều lần Miiko dịch cho khách bên công ty Nhật qua tuyển thực tập sinh.
分からなかったら、ちゃんと聞いてくださいね。わかったふりじゃダメですよ。
Nếu ko hiểu thì phải hỏi lại đàng hoàng. KO ĐƯỢC giả vờ hiểu đó.
Công việc mảng văn phòng cũng vậy, nhiều lần, các bạn tiếng Nhật khoảng N3 hiểu không tới nơi mà GIẢ VỜ HIỂU, khách nói gì cũng lật đầu lia lịa, mà câu trả lời thì TRỚT QUỚT, rồi làm sai từa lưa.
Khách kêu mình dịch lại.
Nhưng các bạn rất khó chịu vì cảm thấy bị tổn thương khi bản thân biết tiếng Nhật nhưng vẫn phải nghe dịch lại.
* Vấn đề ở đây là:
Người Nhật chi rất kĩ, họ sẽ ko tốn tiền thuê phiên dịch nếu họ biết bạn thực sự hiểu.
Mình nói vậy ko phải chê các bạn khoảng N3, chỉ mong các bạn TRÁNH để người Nhật luôn tôn trọng bạn.
Mà các bạn biết rồi đó, lòng tin rất quan trọng trong bất kì mối quan hệ nào.
Người Nhật hay nói với mình:
Thà nói “không hiểu” để mà họ biết mà chỉ lại. Còn hơn giả vờ hiểu dẫn đến sai sót thì họ sẽ thực sự tức giận
Cho nên KHÔNG hiểu KHÔNG phải là cái tội
Cái tội lớn nhất là KHÔNG hiểu mà GIẢ VỜ hiểu
2. ĐỪNG DÙNG CHỮ はい BỪA BÃI
Lí do:
“Hai” là Yes (đồng ý, thừa nhận, có) chứ không đơn thuần là Vâng, Dạ
Có khách mắng vốn mình:
Hoặc:
Sao người Việt “Hai” xong đã mà hỏi lại thì không phải là vậy?
Cho nên, nếu người Nhật nói, ko nghe kịp, ko hiểu thì nói 2 câu như mình chỉ trường hợp ở trên nhé.
Đừng gật đại, “Hai” đại, lỡ người Nhật hỏi:
昨日2万失くした。盗んだ?
Bạn ko hiểu cười tươi, gật đầu cái rụp, “Hai” dõng dạt.
“HAI” lúc này là Mệt à nghen. Bị cho về nước ngay và luôn đó !!
(Dịch: Hôm qua tao mất 2 lá. Mày lấy phải ko?)
3. ĐỪNG NÓI DỐI:









You must log in to post a comment.